Chia Sẻ - Khăn trùm đầu là gì, tác dụng của nó như thế nào khi sử dụng cùng mũ Fullface?
07/04/2019

Chia Sẻ - Khăn trùm đầu là gì, tác dụng của nó như thế nào khi sử dụng cùng mũ Fullface?

Bạn có bao giờ thắc mắc khi người khác mang nón Fullface luôn có một khăn trùm đầu phía trong? Công dụng của nó như thế nào và nếu không sử dụng nó thì có ảnh hưởng gì không?

Bản chất của việc mang khăn trùm đầu phía trong mũ cũng gần giống như việc bạn mang tất khi đi giày vậy. Có thể bạn sẽ cảm thấy nó hơi khó chịu và bí bách nhưng hãy cùng Hebi nhìn qua những lợi ích của việc này nhé.

1. Dễ dàng vệ sinh thường xuyên.

Thiết kế của các mũ bảo hiểm ngày nay cho phép bạn dễ dàng tháo lớp lót bên trong ra giặt. Nhưng việc giặt các lớp lót này với tần suất thường xuyên có thể khiến nó nhanh cũ, bị sờn bề mặt…

Khi mang khăn trùm bên trong sẽ làm mồ hôi, bụi bẩn bám vào khăn trùm và hạn chế tối thiểu bám vào lót nón. Bạn sẽ dễ dàng vệ sinh chiếc khăn hơn là lót nón. Nếu khăn cũ quá thì chỉ cần mua một cái mới thay thế là xong.

Mẹo nhỏ: trong các chuyến đi dài từ 5-7 ngày, bạn có thể chuẩn bị 2-5 chiếc khăn trùm. Bởi vì bạn có thể thay khăn giống như thay vớ hằng ngày. Làm bạn có trải nghiệm dễ chịu nhất không lo ngứa da đầu do mồ hôi, bụi bẩn. Ngoài ra nếu bạn gặp phải các trận mưa to thì việc chuẩn bị sẵn khăn trùm đầu càng mang lại tác dụng tốt cho chuyến đi của bạn.

2. Giữ ấm

Nếu di chuyển trong thời tiết lạnh thì việc có khăn trùm bên trong sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách đáng kể. Bạn sẽ vô cùng bất ngờ về hiệu quả giữ nhiệt của chiếc khăn dùng rằng nó không quá dày.

3. Tránh va chạm, cọ xát ở vùng da mặt

Da mặt khá nhạy cảm trên cơ thể con người, một số bạn lần đầu đội mũ Fullface không quen sẽ rất khó chịu khi phần lót bên trong mũ tiếp xúc trực tiếp với da mặt của mình. Điều này dễ nhận thấy nhất ở các loại mũ rẻ tiền với phần lót được may bằng vải kém chất lượng.

Khăn trùm lúc này sẽ là cầu nối giúp da mặt bạn dễ dàng làm quen với chiếc mũ hơn.

4. Tránh nắng

Một số loại khăn trùm che hết phần cổ còn giúp bạn tránh ánh nắng trực tiếp vào bộ phận này, chưa kể còn hạn chế được một phần gió bụi khi bạn di chuyển liên tục.

5.Hạn chế rụng tóc

Nếu bạn đội mũ bảo hiểm xe gắn máy quá chặt có thể ảnh hưởng đến việc rụng tóc và gây chấn thương vật lý cho da đầu. Theo thời gian, việc cọ xát lặp lại liên tục sẽ khiến phần thân tóc bị gãy gập. Rụng tóc cũng có thể do sự phản ứng với lớp eps bên trong mũ bảo hiểm xe máy (được làm từ polystyrene), nó hấp thụ đi độ ẩm và lớp dầu tự nhiên của tóc, khiến chúng bị khô đi.

Một chiếc khăn lót bên trong mũ bảo hiểm sẽ giúp tóc không bị khô do lớp eps hấp thụ độ ẩm của mũ.

Trước khi tháo mũ bảo hiểm nên kiểm tra xem có bất kỳ sợi tóc nào bị kẹt quanh các cạnh hay dưới dây quai và giải phóng chúng trước (điều này thường xảy ra với các bạn nữ). Luôn nhấc mũ bảo hiểm xe máy ra khỏi đầu của bạn một cách nhẹ nhàng, tránh kéo quá mạnh có thể ảnh hưởng đến tóc và vùng da mặt của bạn.

Dưỡng ẩm cho tóc của bạn bằng dầu xả trước khi đội mũ bảo hiểm xe máy. Xoa bóp chất dưỡng ẩm vào tóc và da đầu của bạn. Giữ cho mái tóc của bạn được dưỡng ẩm tốt sẽ giúp bảo vệ tóc khỏi bị khô và hư hại trong khi đội mũ bảo hiểm.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: