Tổng Hợp Các Cách Đo Vòng Đầu Nhanh Nhất - Để Chọn Mũ Bảo Hiểm
21/10/2021

Tổng Hợp Các Cách Đo Vòng Đầu Nhanh Nhất - Để Chọn Mũ Bảo Hiểm

Bạn đang cần tìm mua một chiếc nón bảo hiểm, nhưng lại không có thời gian để ghé shop thử trực tiếp? Bạn muốn đặt hàng online, nhưng bạn lại không biết nên lựa chọn size như thế nào?

Nếu như bạn mua trang phục quần áo thì cần cung cấp các chỉ số về chiều cao, cân nặng, số đo 3 vòng,... Tuy nhiên các chỉ số này không giúp bạn chọn được size mũ bảo hiểm. Vì thế bạn cần phải đo chính xác vòng đầu để có size mũ chuẩn nhất, trải nghiệm an toàn nhất.

Dưới đây Hebi sẽ tổng hợp các cách đo vòng đầu dù bạn có thước hay không có thước cũng đo được nha.

Cách 1: Dùng thước dây

(Nếu không có sẵn thước dây bạn ra tiệm tạp hóa mua chỉ 5 nghìn đồng, và đo 1 phút là xong).

Cách 2: Nếu không có thước dây - chỉ có thước kẻ học sinh

Dùng sợi dây không giãn như dây sạc điện thoại,... quấn 1 vòng quanh đầu. Sau đó đánh dấu điểm đầu và điểm cuối. Rồi đo lại bằng thước kẻ.

Lặp lại 3 lần như vậy bạn sẽ có số đo trung bình tương đối chính xác.

(Cách này mất khoảng 3 phút)

Cách 3: Nếu không có thước dây - không có thước kẻ

Dùng sợi dây không giãn quấn 1 vòng quanh đầu như cách 2.

Bạn tải ứng dụng "Measure" về trên điện thoại và đo chiều dài đo được ở trên.

(Cách này mất khoảng 8 phút)

Cách 4: Dùng công thức vật lí

Với cách này bạn vẫn dùng một sợi dây không giãn như ở cách 2. Nhưng nếu như bạn không muốn tải ứng dụng, cũng không có thước kẻ, thì chúng ta cùng quay lại vào năm học lớp 12, lại điên cuồng với môn Lí một tẹo nhé.

Bạn sử dụng một vật nặng cột vào một đầu sợi dây, đầu còn lại treo vào một giá đỡ cố định. Và bây giờ bạn đã có một con lắc đơn với cấu tạo đơn giản nhất. Kéo lệch sợi dây so với giá đỡ một góc bất kỳ (và ghi nhớ độ cao nơi bạn bắt đầu thả rơi vật nặng).

 

Theo công thức: T là chu kỳ dao động - Thời gian từ lúc thả rơi đến khi con lắc trở về vị trí ban đầu, còn g là gia tốc trọng trường. Nếu con lắc được thả rơi ở Trái đất thì g thường lấy là 9,8. Vậy theo công thức này, ta có thể tính được l - độ dài của sợi dây. 

Với cách này thì bạn cần thực hiện tối thiểu 3 lần, với cùng 1 độ cao bạn thả rơi con lắc thì mới cho được độ chính xác cao. Và công thức trên cũng chỉ đúng với điều kiện góc lệch so với giá đỡ phải cực kì nhỏ, dưới 10 độ, khối lượng vật nặng cũng không được quá lớn, nhỏ hơn 1 kg. 

Tuy nhiên, trong thực tế thì có thêm lực cản của không khí và một số yếu tố khác nên con lắc sẽ không thể dao động hoàn hảo như lí thuyết được. Vì vậy thực hiện đo theo cách này cũng cho được con số tương đối. 

Như vậy, HEBI đã tổng hợp 4 cách đo vòng đầu nhanh nhất. Hi vọng sau khi tham khảo bạn sẽ tìm được cách đo nhanh chóng, phù hợp với điều kiện hiện tại.

Còn lăn tăn gì thì hãy liên hệ với fanpage để HEBI tư vấn chi tiết thêm cho bạn nha!

 

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: